KINH VĨNH TẾ : CÔNG TRÌNH XẢ LŨ
RA BIỂN TÂY CỦA NGƯỜI XƯA
Hình 1 : Kinh Vĩnh Tế ở đầu nguồn nhìn từ cầu Vĩnh Nguơn.
Hình 2 : Tượng Thoại Ngọc Hầu nơi đền thờ phía sau lăng dưới chân núi Sam.
Mặc dầu kinh Thoại
Hà được khởi công trước (vào đầu năm 1818) chạy từ ngả ba rạch Tam Khê ( nơi
cầu Tôn Đức Thắng thuộc thành phố Long Xuyên ngày nay ) đến Rạch Giá dài độ
60km, nhưng kinh Vĩnh Tế lại vượt trội hơn về chiều dài, thời gian và số lượng
nhân công.
Được khởi công vào đầu năm 1819 với hơn 80.000 nhân công, kinh Vĩnh Tế bắt đầu từ sông Châu Đốc ( giữa phường Châu Phú A và xã Vĩnh Ngươn) chạy dọc theo biên giới đến Giang Thành thuộc tỉnh Kiên Giang dài 98.300m. Công trình này nhiều lần bị ngưng trệ vì dịch bệnh và thiếu kinh phí. Đến đời vua Minh Mạng, nhận thấy tầm chiến lược của kinh này nên ông ra lệnh tập trung nhân lực và tài lực vào việc đào kinh. Sang năm 1825 công trình này mới chính thức hoàn thành. Nhìn trên bản đồ, nó chạy dài như một con rắn uốn lượn qua dãy Thất Sơn huyền bí để thoát lũ ra biển. Theo người xưa kể lại, thời trước làm gì có những phương tiện hiện đại để đo đạc nên phải dùng kỹ thuật tuy đơn giản nhưng hiệu quả nhất là dùng ngọn lửa để phóng tiêu. Ban đêm, 3 ngọn đuốc được thắp sáng cách nhau hơn trăm mét được điều chỉnh thẳng hàng bởi một viên quan phụ trách do đạc. Còn ban ngày, nhân công căn cứ vào đó để đào kinh. Khi đến địa phận Cây Mít ( thuộc xã Nhơn Hưng huyện Tịnh Biên ) bị đá bàn ở chân núi cản lại nên lòng kinh không sâu, ghe thuyền phải chờ con nước lớn mới đi qua được. Đến thời Pháp thuộc, chính quyền mới cho đào một đường vòng qua chân núi đến Đầm Chích (2) và xây một đập chặn để giữ nước lại. Ở hai đầu đường vòng này, người Pháp làm hai cánh cổng.Khi nước lớn, cổng phía Cây Mít được mở ra để ghe thuyền đi vào trong rồi mới đóng lại. Sau đó cổng phía Đầm Chích mới mở ra, chờ nước quân bình xong ghe thuyền mới đi ra được. Việc đóng mở hai cổng này hoàn toàn bằng tay qua hệ thống truyền động bằng bánh răng thép nặng hàng tấn. Còn đập chặn nước được xây bằng bê tông mặc dầu thời đó xi măng là một mặt hàng rất hiếm chỉ dùng cho các công trình trọng điểm và quốc phòng. Đập này ngoài việc giữ nước còn có một nhiệm vụ quan trọng khác là ngăn nước mặn từ biển về. Rất tiếc là hai công trình đó hiện nay bị phá hủy không còn để lại dấu vết. Sau này nhờ sử dụng mìn để phá đá nên lòng kinh mới sâu để ghe thuyền có thể lưu thông dễ dàng.
Việc đào kinh Vĩnh Tế này giúp cho dân chúng qui tụ về đây sinh sống và thành lập 5 xã chạy dọc theo kinh như Vĩnh Ngươn, Vĩnh Tế, Vĩnh Thông, Vĩnh Điều và Vĩnh Gia. Việc giao thông đi lại bằng đường thủy cũng trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, hơn 3.000 nhân công đã vĩnh viễn nằm lại do “sơn lam, chướng khí” và “hùm tha, sấu bắt” hoặc những rủi ro do tai nạn lao dộng trong lúc đào kinh đầy gian nan cực khổ nơi núi rừng hiểm trở này. Những nguời hy sinh được chôn cất rãi rác dọc theo bờ kinh. Số quan viên phụ tá cho Thoại Ngọc Hầu chết trong lúc đào kinh được chôn bên lăng mộ của ông có đến mấy chục người.
Để tỏ lòng xót thương những dân công vì nghĩa cả phải hy sinh thân mình, Thoại Ngọc Hầu đã làm bài “Tế Nghĩa Trũng Văn” ca tụng công đức của những người này :
Được khởi công vào đầu năm 1819 với hơn 80.000 nhân công, kinh Vĩnh Tế bắt đầu từ sông Châu Đốc ( giữa phường Châu Phú A và xã Vĩnh Ngươn) chạy dọc theo biên giới đến Giang Thành thuộc tỉnh Kiên Giang dài 98.300m. Công trình này nhiều lần bị ngưng trệ vì dịch bệnh và thiếu kinh phí. Đến đời vua Minh Mạng, nhận thấy tầm chiến lược của kinh này nên ông ra lệnh tập trung nhân lực và tài lực vào việc đào kinh. Sang năm 1825 công trình này mới chính thức hoàn thành. Nhìn trên bản đồ, nó chạy dài như một con rắn uốn lượn qua dãy Thất Sơn huyền bí để thoát lũ ra biển. Theo người xưa kể lại, thời trước làm gì có những phương tiện hiện đại để đo đạc nên phải dùng kỹ thuật tuy đơn giản nhưng hiệu quả nhất là dùng ngọn lửa để phóng tiêu. Ban đêm, 3 ngọn đuốc được thắp sáng cách nhau hơn trăm mét được điều chỉnh thẳng hàng bởi một viên quan phụ trách do đạc. Còn ban ngày, nhân công căn cứ vào đó để đào kinh. Khi đến địa phận Cây Mít ( thuộc xã Nhơn Hưng huyện Tịnh Biên ) bị đá bàn ở chân núi cản lại nên lòng kinh không sâu, ghe thuyền phải chờ con nước lớn mới đi qua được. Đến thời Pháp thuộc, chính quyền mới cho đào một đường vòng qua chân núi đến Đầm Chích (2) và xây một đập chặn để giữ nước lại. Ở hai đầu đường vòng này, người Pháp làm hai cánh cổng.Khi nước lớn, cổng phía Cây Mít được mở ra để ghe thuyền đi vào trong rồi mới đóng lại. Sau đó cổng phía Đầm Chích mới mở ra, chờ nước quân bình xong ghe thuyền mới đi ra được. Việc đóng mở hai cổng này hoàn toàn bằng tay qua hệ thống truyền động bằng bánh răng thép nặng hàng tấn. Còn đập chặn nước được xây bằng bê tông mặc dầu thời đó xi măng là một mặt hàng rất hiếm chỉ dùng cho các công trình trọng điểm và quốc phòng. Đập này ngoài việc giữ nước còn có một nhiệm vụ quan trọng khác là ngăn nước mặn từ biển về. Rất tiếc là hai công trình đó hiện nay bị phá hủy không còn để lại dấu vết. Sau này nhờ sử dụng mìn để phá đá nên lòng kinh mới sâu để ghe thuyền có thể lưu thông dễ dàng.
Việc đào kinh Vĩnh Tế này giúp cho dân chúng qui tụ về đây sinh sống và thành lập 5 xã chạy dọc theo kinh như Vĩnh Ngươn, Vĩnh Tế, Vĩnh Thông, Vĩnh Điều và Vĩnh Gia. Việc giao thông đi lại bằng đường thủy cũng trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, hơn 3.000 nhân công đã vĩnh viễn nằm lại do “sơn lam, chướng khí” và “hùm tha, sấu bắt” hoặc những rủi ro do tai nạn lao dộng trong lúc đào kinh đầy gian nan cực khổ nơi núi rừng hiểm trở này. Những nguời hy sinh được chôn cất rãi rác dọc theo bờ kinh. Số quan viên phụ tá cho Thoại Ngọc Hầu chết trong lúc đào kinh được chôn bên lăng mộ của ông có đến mấy chục người.
Để tỏ lòng xót thương những dân công vì nghĩa cả phải hy sinh thân mình, Thoại Ngọc Hầu đã làm bài “Tế Nghĩa Trũng Văn” ca tụng công đức của những người này :
“… Đào
kinh trước mấy kỳ khó nhớ,
Khoác nhung y chống đỡ biên cương,
Bình man máu nhuộm chiến trường,
Bọc thây da ngựa gởi xương xứ này…”
Khoác nhung y chống đỡ biên cương,
Bình man máu nhuộm chiến trường,
Bọc thây da ngựa gởi xương xứ này…”
Bên cạnh sự chỉ
huy khôn khéo và năng động của người chồng Nguyễn văn Thoại, còn có bóng dáng
của người hiền thê Châu thị Vĩnh Tế. Bà là người phụ trách hậu cần, lo việc ăn
mặc cho các dân quân. Để tưởng nhớ công lao của bà nên triều dình đặt tên kinh
này là Vĩnh Tế. Núi Sam ngoài tên gọi là Học Lãnh sơn còn có tên gọi là Vĩnh Tế
sơn.
Trong công lao đào kinh Vĩnh Tế, ngoài Thoại Ngọc Hầu ra còn có một người ít được ai biết đến. Đó là Tuyên Trung Hầu (3) Nguyễn văn Tuyên, người phụ tá đắc lực cho Thoại Ngọc Hầu trong việc đào kinh. Ông cũng chính là người thay thế Thoại Ngọc Hầu khi ông này mất để trấn thủ Châu Đốc và bảo hộ Cao Miên.
Trong công lao đào kinh Vĩnh Tế, ngoài Thoại Ngọc Hầu ra còn có một người ít được ai biết đến. Đó là Tuyên Trung Hầu (3) Nguyễn văn Tuyên, người phụ tá đắc lực cho Thoại Ngọc Hầu trong việc đào kinh. Ông cũng chính là người thay thế Thoại Ngọc Hầu khi ông này mất để trấn thủ Châu Đốc và bảo hộ Cao Miên.
Hình 3 : Núi Sam trong mùa lũ.
Qua
việc đào kinh Vĩnh Tế này, chúng ta nhận thấy rằng người xưa đã có một
tầm nhìn chiến lược về việc xã lũ, rửa phèn và tạo điều kiện đi lại cho
dân chúng vùng An Giang nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung.
Rất tiếc rằng kinh Vĩnh Tế qua gần hai trăm năm bị phù sa bồi lắng nên
lòng kinh đã cạn đi nhiều so với trước đây. Nhiều đoạn kinh thuộc xã
Vĩnh Gia huyện Tri Tôn vào những tháng hạn có thể xắn quần lội qua dễ
dàng. Chính quyền Trung Ương và tỉnh An Giang đang có kế hoạch nạo vét
lại lòng kinh nhưng do kinh phí quá lớn nên không thể tiến hành đồng
loạt được mà phải làm từng phần. Mong mỏi của nhân dân An Giang là việc
này nên tiến hành sớm để người dân yên tâm vượt qua cơn lũ và các kinh
T5, T6 xả lũ ra biển Tây phát huy được tác dụng của chúng. Đây cũng là
góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo cho nhân dân vùng lũ.
LÂM
THANH QUANG
CHÚ THÍCH :
(1)Thoại Ngọc Hầu : tên thật là Nguyễn văn Thoại sinh năm 1761 tại huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam nay là quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẳng.
Năm 1777 : tham gia quân đội Nguyễn Anh chống lại Tây Sơn.
Năm 1784 : được phong Khâm Sai Cai Cơ.
Năm 1802 : được phong Chưởng Cơ Quản Suất Biền Binh lưu thủ Bắc Thành.
Năm 1803 : trấn thủ Lạng Sơn.
Năm 1817 : trấn thủ Vĩnh Thanh, lập 5 làng trên cù lao Dài Cổ Chiên ( Vĩnh Long) là : Phú Thái, Phước Khánh, Thái Bình, Thanh Lương và Bình Thạnh. Kiêm chức Quyền Tổng Trấn Gia Định Thành khi Lê văn Duyệt về kinh dự hội nghị.
Năm 1818 : chỉ huy đào kinh Thoại Hà chạy từ rạch Tam Khê ( Bà Bầu ) đến Rạch Giá, chiêu tập cư dân khai phá vùng Châu Đốc.
Năm 1819 : chỉ huy đào kinh Vĩnh Tế từ Châu Đốc đến Giang Thành dài 98.300m.
Năm 1821 : giữ chức Thống Chế Bảo Hộ Cao Miên, án thủ Châu Đốc kiêm Quân Quản Vụ Hà Tiên trấn.
Năm 1822 : đặt dinh Bảo hộ tại Châu Đốc, lập làng Thoại sơn, dựng bia Thoại sơn đến nay vẫn còn tại đình Thoại Sơn.
Năm 1823 : lập 5 làng trên bờ kinh Vĩnh Tế là : Vĩnh Ngươn, Vĩnh Tế, Vĩnh Điều, Vĩnh Gia, Vĩnh Thông và các xã Vĩnh Lộc, Vĩnh Hậu, Vĩnh Trường, Vĩnh Hội Đông nằm sát biên giới.
Năm 1825 : mở đường từ Châu Đốc đi Lò Gò, Sóc Vinh.
Năm 1826 : Mở đường từ Châu Đốc đi Núi Sam. Sau khi công trình hoàn thành, ông cho dựng bia “ Châu Đốc Tân Lộ Kiều Lương” tại núi Sam.
Tháng 9 năm 1828 : dựng bia Vĩnh Tế Sơn tại núi Sam. Ông còn làm bài văn “ Tế Nghĩa Trũng Văn” để tưởng nhớ công lao của những tử sĩ đã hy sinh trong việc đào kinh Vĩnh Tế.
Ông mất ngày mùng 6 tháng 6 năm Kỹ Sửu ( 1829), Lăng ông được xây dựng tại chân núi Sam cùng với hai người vợ là Châu thị Vĩnh Tế và Trương thị Miệt.
Do lập nhiêu công trận nên ông được vua phong tước Ngọc Hầu. Người đời sau còn gọi ông là Bảo Hộ Thoại do ông được lảnh ấn Bảo Hộ Cao Miên.
(2) : Đầm Chích : do chữ Đầm Trích đọc trại ra vì lúc trước vùng này có nhiều chim trích sinh sống. Đầm này hiện nay nằm trên địa phận của tỉnh Kiên Giang.
(3) : Tuyên Trung Hầu: tên thật là Phan văn Tuyên sinh năm 1763 nguyên quán tại làng Kiêm Toàn, huyện Phú Xuân , tỉnh Thừa Thiên sau định cư tại Tòng sơn (Thôn Mỹ An, phủ Tân Thành, huyện Vĩnh An, tỉnh An Giang) nay là xã Mỹ An Hưng, huyện Thạnh Hưng, tỉnh Đồng Tháp.
Năm 1802 : thăng Khâm Sai Chưởng cơ.
Năm 1822 : trấn thủ Biên Hòa, Định Tường rồi được bổ nhiệm trấn thủ Vĩnh Thanh ( Vĩnh Long ).
Năm 1830 : Thay thế Nguyễn văn Thoại bị trọng bệnh mất. Sắc phong chức : Thống Chế cai quản biền binh, Bảo Hộ Cao Miên Quốc Ấn, Án thủ Châu Đốc đồn kiêm quản Hà Tiên Trấn Biên vụ.
Mất năm 1831, thọ 68 tuổi được đưa về an táng tại quê nhà Mỹ An thôn thuộc tỉnh An Giang ( nay là xã Mỹ An Hưng thuộc tỉnh Đồng Tháp).
Do lập nhiều công trận nên ông được vua Gia Long phong chức Trung Hầu và ban quốc tính trở thành Nguyễn văn Tuyên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét