Trang

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

Hình ảnh về lễ rước linh vị Thoại Ngọc Hầu cùng hai vị phu nhân từ sơn lăng về miếu bà Chúa Xứ núi Sam.

Lễ rước linh vị Thoại Ngọc Hầu cùng hai vị phu nhân
từ sơn lăng về miếu Bà Chúa Xứ núi Sam.

Lễ rước linh vị Thoại Ngọc Hầu cùng hai vị phu nhân Châu thị Vĩnh Tế và Trương thị Miệt từ sơn lăng về miếu Bà Chúa Xứ núi Sam là một trong những nghi thức chính của lễ hội “Vía Bà Chúa Xứ núi Sam”. Tương truyền rằng khi ông thống lĩnh dân quân đến Châu Đốc để đào kinh Vĩnh tế vào năm 1819, miếu Bà Chúa Xứ núi Sam khi đó chỉ là một ngôi miếu nhỏ lợp bằng tre lá. Phu nhân Châu thị Vĩnh Tế đã cho sửa sang lại ngôi miếu để làm chỗ dựa tinh thần cho dân phu đào kinh. Sau khi Thoại Ngọc Hầu mất vào năm 1829 đã xãy ra vụ án oan khiến ông bị giáng chức từ chánh nhất phẩm xuống tòng tam phẩm, con cái tản lạc về quê hương ; dân làng tại núi Sam đã đem linh vị của ông vào thờ ở miếu Bà Chúa Xứ để hàng năm cúng tế cho đến ngày giải được án oan. Quan hệ gắn bó giữa miếu Bà Chúa Xứ núi Sam và lăng Thoại Ngọc Hầu đã tồn tại đến nay gần 200 năm. Hàng năm trước khi bước vào các nghi thức chính, ban quản trị Lăng miếu đều cho rước linh vị của Thoại Ngọc Hầu cùng hai vị phu nhân về miếu để chung vui.
Dưới đây là một số hình ảnh của lễ rước linh vị Thoại Ngọc Hầu cùng hai vị phu nhân từ sơn lăng về miếu Bà Chúa Xứ núi Sam.

 

Hình 01- 02 : Đoàn rước linh vị chuẩn bị lên đường tại miếu Bà Chúa Xứ núi Sam.


Hình 3 : Bắt đầu khởi hành.


Hình 04 : Trên đường đi đến sơn lăng Thoại Ngọc Hầu.


Hình 05 : Làm lễ xin rước linh vị.


Hình 06 : Tượng Thoại Ngọc Hầu nơi miếu thờ phía sau lăng.


 Hình 07 : Rước linh vị ra khỏi miếu thờ.


Hình 08 : Đoàn rước linh vị rời sơn lăng.



Hình 09 – 10 : Rước linh vị vào kiệu.


Hình 11 : Đoàn lân mở đường lễ rước linh vị.


Hình 12 : Đoàn rước linh vị trên đường về miếu bà Chúa Xứ.



Hình 13-14 : Kiệu rước linh vị về đến miếu bà Chúa Xứ.


Hình 15 : Đoàn rước linh vị vào miếu.


Hình 16 : Làm lễ an linh vị.

Thứ Hai, 14 tháng 5, 2012

Hình ảnh về lễ " Phục hiện rước tượng bà Chúa Xứ núi Sam" năm 2012



Những hình ảnh trong ngày lễ “Phục hiện rước tượng Bà” năm 2012.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được chính thức bắt đầu vào ngày 22 tháng 04 âm lịch hằng năm bằng lễ “Phục hiện rước tượng Bà” từ trên đỉnh núi Sam xuống miếu thờ. Nghi thức trên đã khắc họa lại một cách rõ nét rằng cách nay hơn 200 năm khi người dân đến khai phá vùng này rất cần một chỗ tựa tâm linh để vui sống và tồn tại trước thiên nhiên hoang dã quá ư khắc nghiệt. Việc tái hiện lại những hình ảnh trên làm sống lại lịch sử của thời khai hoang lập ấp. Sự hòa trộn giữa hiện thực và huyền thoại khiến cho lễ "phục hiện rước tượng Bà " này được sự đồng thuận và ngưỡng mộ của mọi tầng lớp nhân dân. Từ miếu Bà Núi Sam đến đỉnh núi nơi Bà ngự trên 3 km, hàng chục ngàn người dân đứng hai bên đường hòa mình vào lễ hội với lòng thành kính và ý thức trật tự rất cao. Đây cũng là một nét đẹp về văn hóa trong lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam. Dưới đây là những hình ảnh trong ngày lễ phục hiện rước tượng Bà năm 2012 được tổ chức vào ngày 12 tháng 5 ( 22 tháng 4 âm lịch).


                               Trưởng làng báo tin cho dân chúng đã tìm được tượng bà trên đỉnh núi.



Trống dục và loa vang báo tin vui cho dân làng.



Dân làng sắm sửa lễ vật để lên núi rước tượng Bà về.

 

            Trưởng làng thắp hương cầu nguyện xin rước tượng Bà.


Dân chúng từ các nơi đứng đợi đoàn  kiệu rước lễ trên đỉnh núi.


Thậm chí còn trèo lên cây cao để được nhìn rõ hơn.




Sau chuyến hành trình đầy gian lao, đoàn kiệu rước lễ mới đến được đỉnh núi.



Kiệu rước lễ đã được an vị nơi đỉnh núi.



Các vị bô lão thắp hương xin rước “Bà” xuống núi.


Áo mão của Bà được đặt nơi bệ thờ.


Rước Áo mão của Bà vào kiệu.


Các thanh niên khỏe mạnh vẫn không nhấc được kiệu.




Bà nhập đồng về bảo phải chọn ra 9 thiếu nữ đồng trinh để khiêng kiệu.



9 thiếu nữ đồng trinh được chọn để khiêng kiệu.


Dân chúng hai bên đường lập bàn thờ thắp hương đón đoàn kiệu rước lễ.



Kiệu Bà đã được đưa về đến miếu lúc trời vừa sụp tối.


 


Múa dâng hoa và lễ vật mừng lễ rước tượng Bà thành công.



Điệu múa hoa đăng cung đình cũng được cải biên để đưa vào lễ hội.




Cùng với sự góp mặt của các dân tộc anh em như Hoa, Chăm, Khmer.



Tượng Bà Chúa Xứ núi Sam nơi chính điện.



Rước áo mão của Bà vào chính điện.