NHỮNG HÌNH ẢNH TRONG LỄ TÚC YẾT VÀ XÂY CHẦU
MIẾU BÀ CHÚA XỨ NÚI SAM.
Lễ
túc yết và xây chầu ( khai chầu ) là một trong những nghi thức quan trọng trong
lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam bắt đầu vào lúc 0 giờ ngày 26 tháng 4 âm lịch. Theo
những người xưa kể lại lúc Thoại Ngọc Hầu bị án oan, người dân đem linh vị của
ông và hai vị phu nhân vào miếu Bà Chúa Xứ để thờ và hằng năm cúng bái theo
nghi thức của Thành Hoàng. Do đó trong lễ hội miếu Bà Chúa Xứ núi Sam, ngoài những nghi thức mang tính chất dân gian
như lễ Phục hiện rước tượng Bà, lễ tắm Bà.... Các nghi thức khác tương tự như
nghi thức cung đình trong lễ cúng Thành Hoàng ở miền Nam.
Dưới
đây là một số hình ảnh trong lễ Túc Yết và Xây Chầu tại Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam
năm 2012.
Hình
1 , 2 : Lễ vật do người dân các nơi đến cúng tại miếu Bà Chúa Xứ trong lễ Túc Yết.
Hình
3 : Heo trắng là một lễ vật không thể thiếu được trong lễ Túc Yết.
Hình
4 : Tượng Bà Chúa Xứ đã được thay áo mão mới sau lễ tắm Bà.
Hình
5, 6 : Các đoàn khách từ các nơi về đây dự lễ Túc Yết.
Hình
7 : Bàn thờ Hội Đồng cũng đã được chuẩn bị chu đáo để chuẩn bị làm lễ.
Hình
8 : Đào thài trong đoàn hát bộ thắp nến hành lễ trước tượng Bà.
Hình
9 : Chánh tế khám lễ vật có đạt yêu cầu hay không ?
Hình
10 : Các bô lão phụ trách đánh mỏ, trống, chiêng làm lễ nhận dùi.
Hình
11, 12, 13 : Đánh mỏ, chiêng, trống.
Hình
14 : Các nhạc công trình diễn nhạc lễ.
Hình
15 : Chánh tế tẩy trần ( lau mặt ) trước khi làm lễ.
Hình
16 : Chánh tế hành lễ.
Hình
17 : Các bồi tế hành lễ.
Hình
18, 19 : Chánh tế niệm hương và rót rượu.
Hình
20, 21, 22, 23 : Dâng rượu cúng Bà.
Hình
24 : Đọc biểu văn.
Hình
25, 26 : Chánh tế ca công tẩy trần và niệm hương.
Hình
27 : Đọc biểu văn 2.
Hình
28, 29 Chánh tế ca công niệm hương và vẽ bùa “Sát quỷ”.
Hình
30 : Chánh tế ca công lảnh dùi đánh trống chầu.
Hình
31, 32 : Chánh tế ca công đánh trống chầu.
Hình
33 : Đoàn hát bội đánh trống khai hội “Xây chầu”.
Hình
34 : Đánh trống chầu cho tuồng diễn.
Hình
35 : Tích Bàn cỗ xuất thế.Lúc này vũ trụ vừa mới hình thành còn
là một khối khí hỗn độn.
Hình
36 : Thái Dương cầm hình tượng mặt trời tượng trưng cho Hỏa.
Hình
37 : Thái âm cầm hình tượng gương sen tượng trưng cho Thủy.
Hình
38 : Âm dương giao hòa bắt đầu hình thành lưỡng nghi ( nước và lửa)
tạo tiền đề cho vũ trụ phát triển.
Hình
39 : Tam tài Phước Lộc Thọ tượng trưng cho Thiên, Địa, Nhân.
Hình
40, 41,42 : Tiết mục Tứ Thiên Vương chúc phúc trong “Trình tường Tập Khánh”,
một
nghi thức trong cung đình được lưu truyền trong dân gian.
Hình
43 : Mai, Lan, Cúc, Trúc tượng trưng cho 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông.
-
Mã Xuân Mai mặc áo xanh, tượng trưng cho mùa Xuân hay hành Mộc.
- Mã
Hạ Lan mặc áo đỏ, tượng trưng cho mùa Hạ hay hành Hỏa.
-
Mã Thu Cúc mặc áo trắng, tượng trưng cho mủa Thu hoặc hành Kim.
-
Mã Đông Trúc mặc áo đen, tượng trưng cho mùa Đông hoặc hành Thủy.
Hình
44, 45 : Mã Viên mặc áo vàng, tượng trưng cho hành thổ
ở giữa 4 nàng Mai,
Lan, Cúc, Trúc.
Hình
46, 47 : Thổ địa viết liễn chúc phúc.
Hình
48 : Khán giả ngồi dưới sân khấu say mê theo dõi tuồng tích.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét