NHỮNG
TẬP TỤC CỦA NGƯỜI KHMER NAM
BỘ
TRONG
CÁC NGÀY LỄ, TẾT.
An
Giang là một trong những tỉnh của đồng bằng sông Cửu Long có nhiều dân tộc cùng
sinh sống với nhau. Ngoài dân tộc Kinh và Hoa vốn có nhiều tập tục và nét sinh
hoạt khá tương đồng với nhau, người
Khmer Nam bộ và người Chăm vẫn giữ gìn những nét văn hóa riêng biệt của mình,
nhất là những tập tục trong các ngày lễ tết và các ngày lễ lớn trong năm.
Vùng
đất Nam Bộ đã có một bề dày lịch sử hàng ngàn năm. Sau khi vương quốc Phù Nam bị xóa tên
trên bản đồ do Hải xâm Holoxen IV vào thế kỷ thứ 7 sau
Công Nguyên, người dân tại đây quay về chốn cũ nơi họ đã từng sinh sống trên
bán đảo Mã lai. Một số khác tiến sâu vào đất liền và trở thành một bộ phận của
dân tộc ít người ở vùng Nam
Cát Tiên thuộc Nam Trung Bộ của Việt Nam. Trong khi đó, cả vùng Nam bộ
bị nhấn chìm trong biển nước từ năm 650 đến năm 1150. Sau khi nước biển rút đi,
phù sa từ sông Cửu Long bồi lấp khiến nơi này trở thành một vùng đất mới hoang
sơ : 6 tháng bị nhấn chìm trong biển nước từ thượng nguồn đổ về, 6 tháng còn lại
là điều kiện rất tốt để làm lúa nước bởi vì lượng phù sa này chính là nguồn
cung cấp dưỡng chất tốt nhất cho cây trồng. Người Chân Lạp xuôi dòng Cửu Long
tìm đến vùng đất mới này lập nghiệp và họ gọi đó là Thủy Chân Lạp để phân biệt
với vùng Lục Chân Lạp cao hơn nằm sâu trong đất liền.
Người
Chân Lạp đến khai phá vùng đất Nam bộ nhiều nhất vào thế kỷ thứ 17 nhờ công của
Công nữ Ngọc Vạn. Bà là con gái thứ 2 của Chúa Sải Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635),
được gả cho vua nước Chân Lạp là Chey Chetta II và trở thành Hoàng hậu
nước Chân Lạp với tước hiệu là Somdach
Prea Peaccayo dey Preavoreac.
Bà
khéo léo trong việc cư xử trong triều đình nước Chân Lạp nên được người Chân Lạp
cảm mến. Trong cuộc tranh gianh quyền lực trong triều đình Chân Lạp sau khi vua
Chey Chetta II mất, vì sợ bị liên lụy nên bà xin vua Rama Chan ( Nặc
Ông Chân ) cho người con của bà là Chan
Ponhéa Sô ( Nặc Ông Nộn ) đến lập nghiệp tại vùng
Prey Nokor ( vùng Sài Gòn, Chợ Lớn ngày nay). Bà thông thạo hai thứ tiếng Việt
và Khmer lại biết chữ Hán, am hiểu kinh Phật của hai phái Đại Thừa và Tiểu Thừa
nên được nhiều người dân kính phục. Nam bộ trở thành vùng “Đất lành, chim đậu”thu
hút nhiều cư dân từ các nơi đến lập nghiệp như người Kinh và Hoa ở “Đàng Trong”
và người Chăm từ các vùng trên bán đảo Mã Lai và phía Tây Campuchia giáp với
Thái Lan ngày nay.
Mặc
dầu sống chung với nhau trong cùng một cộng đồng, người Khmer Nam bộ vẫn giữ
nét đặc trưng của văn hóa dân tộc mình là theo Phật Giáo Tiểu thừa xuất phát từ
Tích Lan ( Sri-Lanka ngày nay), và các ngày lễ tết khác như Chôl-Thnăm- Thmây (
Mừng năm mới), Sel Dolta ( Báo hiếu ông bà, cha mẹ), Óoc- Om-Bóc ( Lễ cúng
trăng mừng lúa mới)... Kết hợp với các lễ này là phần hội như là trình diễn các
điệu múa Lâm-thôn, Apsara, hát dù kê, dì-kê cùng với các thú vui khác như Đua
bò Bảy Núi ở An Giang, đua ghe ngo ở Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Kiên
Giang.... Những lễ hội này tạo nên một bản sắc riêng rất độc đáo của dân
tộc Khmer.
NHỮNG
NGÀY LỄ, TẾT CỦA DÂN TỘC KHMER.
1. Lễ
mừng năm mới Chol Thnăm Chmây :
Hình
01 : Múa Lâm thôn trong ngày lễ hội.
Không
như người Kinh và Hoa bắt đầu năm mới bằng tết Nguyên Đán, người Khmer mừng năm
mới bằng lễ Chol Thnăm Chmây ( Mừng được thêm một tuổi). Lễ này bắt đầu vào khoảng
tháng 4 âm lịch và người Khmer Nam bộ tạm dừng việc đồng áng và vui chơi trong
vòng 3 ngày. Tập quán này bắt nguồn từ nền nông nghiệp lúa nước mà dân tộc
Khmer đã xây dựng cách nay hàng nghìn năm. Vào khoảng tháng 11 âm lịch khi nước
trên dòng sông Cửu Long bắt đầu rút khỏi cánh đồng, người Khmer bắt đầu chuẩn bị
cho việc xuống giống. Do lượng phù sa từ thượng nguồn đổ về là nguồn dinh dưỡng
tốt nhất cho cây lúa nên họ không cần bón phân mà chỉ cần gieo hạt bằng phương
pháp sạ. Lúc này côn trùng đã bị tiêu diệt trong mùa lũ nên cũng không cần dùng
đến thuốc trừ sâu bọ như hiện nay. Do lúa giống là loại lúa mùa nên thời gian từ
lúc gieo hạt đến lúc thu hoạch cũng gần 6 tháng. Loại lúa mùa này như Nàng
Nhen, Sóc Hường.... mặc dầu năng suất thấp nhưng có ưu điểm là rất dễ trồng mà
không cần chăm sóc nhiều. Sau khi thu hoạch xong họ mới bắt đầu vào lễ Chol
Thnăm Thmây để cám ơn Trời Phật đã giúp cho họ được “cơm no, áo ấm” và sống được
thêm một năm trong điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên. Trong ngày lễ hội
này, các thanh niên nam nữ quay quần bên nhau trong điệu múa “ Lâm-thôn” còn
người già đi thăm hỏi lẫn nhau và cùng nhau xem các tuồng hát dù kê, dì kê do
các nghệ nhân tại địa phương biểu diễn hay các đoàn hát được mời từ nơi khác đến.
Đây cũng là lúc họ chọn những cô dâu, chú rễ tương lai cho mùa cưới sắp đến.
Hình
02 : Lễ trao hoa mâm bông cau trong đám cưới Khmer Nam bộ.
2. Lễ
Sel-Dolta :
Người
Khmer chịu ảnh hưởng của Phật Giáo Tiểu thừa nên ngôi chùa chính là nơi họ gởi
gấm tâm linh khi còn sống và tro cốt sau khi được hỏa táng gởi lại khi họ qua đời.
Vì vậy khi đến thăm các vùng có người Khmer sinh sống, chúng ta sẽ gặp nhiều
ngôi chùa được xây dựng hoành tráng mặc dầu đời sống người dân ở đây còn nhiều
khó khăn. Nam
thanh niên khi bắt đầu trưởng thành sẽ được tu tập tại các ngôi chùa này. Họ sẽ
được các nhà sư dạy giáo lý của nhà Phật và chữ Phạn để có thể đọc được những
kinh sách cỗ được viết trên những tấm lá buông. Chùa Xvay-Ton A tại thị trấn
Tri Tôn, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang hiện còn giữ những kinh sách giá trị này.
Nếu sau thời gian tu tập, người nào muốn ở lại chùa thì sẽ được chọn lọc để thụ
giới còn những người khác sẽ hoàn tục, lập gia đình vì đã được xem như trả hiếu
đối với ông bà, cha mẹ.
Vào
cuối tháng 8 âm lịch, sau khi tiến hành việc cày cấy và xuống giống cho lúa vụ
2, người Khmer tiến hành lễ Sel-Dolta để cầu siêu cho những người trong gia
đình đã khuất và trả ơn cho nhà chùa đã chăm sóc về phần tâm linh cho mọi người.
Thức ăn do các nhà nấu được chứa trong
các lồng bằng tre để dâng lên các nhà sư. Ngày nay các cặp lồng này được cải tiến
bằng những chiếc “ gà-mèn” bằng kim loại. Sau khi đến chùa, những thức ăn này
được trãi dài trên những chiếc chiếu hoa đặt trước mặt các nhà sư trong chùa. Mọi
người sẽ cùng nhau cầu kinh trước khi các nhà sư nếm thử các thức ăn trong lồng.
Thức ăn có thể là chay hay mặn bởi vì theo quan điểm của Phật Giáo Tiểu Thừa
thì thức ăn dầu chay hay mặn cũng là lộc của trời ban tặng nên không thể bỏ
phí.
Vào
dịp này các địa phương vùng Bảy Núi của An Giang có tổ chức Lễ Hội đua bò Bảy
Núi thu hút hàng chục ngàn du khách từ các nơi đến tham quan và ghi lại những
hình ảnh đẹp.
Hình
03 : Đua bò trong Lễ hội đua bò Bảy Núi
3. Lễ
Óoc-Om-Bóc:
Lễ
hội Óoc-Om-Bóc được tổ chức vào ngày rằm tháng 10 lúc lúa ngoài đồng đã chín và
vừa thu hoạch xong. Để tạ ơn thần Mặt Trăng và mong cho mưa thuận gió hòa, người
Khmer Nam bộ giã những hạt nếp mới thành cốm dẹp dâng lên cúng thần . Lễ cúng
trăng được tiến hành vào tối ngày 14 tháng 10 âm lịch trước khi mặt trăng lên đến
đỉnh đầu. Vị trí hành lễ thường là trước sân nhà, sân chùa hoặc những nơi rộng
rãi để có thể nhìn thấy được mặt trăng. Trước bàn hành lễ, người chủ lễ cho xây
dựng một cổng chào bằng hai cây tầm vong, bên trên là thanh xà ngang dài chừng
3m. Cổng chào được trang trí hoa lá trước một bàn tròn đặt lễ vật cúng. Lễ vật
gồm có cốm dẹp, các loại sản vật nông nghiệp như khoai môn, khoai lang...và các
loại trái cây như dừa, bưởi, cam, chuối...cùng với bánh kẹo.
Mọi
người chắp tay thành kính ngồi sau lưng vị chủ lễ thường là một cụ già, cùng hướng
về phía mặt trăng. Vị chủ lễ đọc lời khấn vái đến thần Mặt Trăng, xin thần tiếp
nhận lễ vật và ban phước lành cho mọi người.
Sau
khi cháy hết tuần hương, người già gọi trẻ con đến ngồi xếp bằng trước bàn thờ.
Sau đó một cụ già dùng tay nhúm một ít cốm và lễ vật khác, đút vào mồm từng đứa
trẻ, tay kia vỗ lưng và hỏi ước muốn của chúng năm nay là gì? Năm nào câu trả lời
của các em suôn sẻ, lễ độ, rành rọt thì người lớn tin rằng năm đó mọi điều tốt
lành sẽ đến với họ. Cuối cùng mọi người hạ cỗ cùng nhau hưởng lễ vật; trẻ nhỏ
nô đùa, múa hát dưới trăng. Nếu có khách mời đến vào ngày này thì họ sẽ nhận được
quà bằng cốm dẹp được bọc trong lá chuối.
Tại
các ngôi chùa Khmer đêm 14 tháng 10 còn có tục thả đèn nước trên sông và thả
đèn gió lên trời. Theo quan niệm của người Khmer, tục thả đèn nước sẽ xua tan
bóng tối, sự ô uế và buồn bã, giữ lại sự bình yên trong phum, sóc. Nhiều hoạt động
văn nghệ truyền thống Khmer như đoàn hát dù kê, dì kê, múa Rô-băm biểu diễn phục
vụ cho khách tham gia lễ hội rất được người dân hoan nghênh.
Hình
04 : Đua ghe ngo tại lễ hội Óoc Om Bóc Sóc Trăng năm 2009.
Tại
các tỉnh có nhiều người Khmer sinh sống như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang,
Trà Vinh.... thường tổ chức đua ghe ngo nhân dịp lễ hội Óoc-Om-Bóc với sự hiện
diện của nhiều đội đua đến từ các chùa ở địa phương và các nơi khác , đôi khi có cả các đội ghe ngo nước bạn Campuchia cùng
tham gia. Không khí sôi động, hào hứng với tiếng nhạc Ngũ âm rộn ràng, tiếng hò
reo cổ vũ của người xem vang dội cả một khúc sông, thôi thúc các tay chèo cố gắng
theo nhịp nhanh dần của người điều khiển
( Chi-Khbal) và tăng tốc quyết liệt khi về gần đến đích. Trong số những đội
đua, có nhiều chị em phụ nữ Khmer nhiệt tình tham gia. Dù đến từ những phum sóc
xa xôi, hay vốn là nữ công nhân từ các nhà máy, xí nghiệp, nhưng tất cả đều
mang dáng dấp khỏe mạnh, hoạt bát và rất năng động, lại thạo nghề sông nước nên
rất vững tay chèo chống. Họ luôn chứng tỏ bản lĩnh và thi thố tài năng một cách
quyết liệt không thua gì phái mày râu.
Hình
05 : Múa mừng chiến thắng.
Kết
thúc cuộc đua, mọi người cùng quây quần sum vầy bên nhau trong điệu múa
lâm-thôn rộn rã, ai nấy vui vẻ mời nhau những chén rượu nghĩa tình, dường như
không còn nhớ rằng mới đây trên sông là những cuộc so tài gay cấn. Đối với họ,
thắng thua không phải là tất cả, giải thưởng chỉ là tượng trưng, điều cốt lõi
là được gặp gỡ, giao lưu và giữ gìn truyền thống của cha ông. Đây cũng là nét đẹp trong đời sống văn hóa của
người Khmer Nam bộ.
LÂM THANH QUANG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét